Lý thuyết ở giảng đường đại học và thực tiễn từ cuộc sống là hai đường thẳng song song. Học để nâng tầm tri thức hay học để kiếm việc làm, hay cả hai?. .. Còn nhiều, nhiều những vấn đề khác từ câu chuyện giáo dục của Việt Nam luôn được quan tâm, phân tích, trở thành câu chuyện hằng ngày của xã hội.
Nói đâu xa xôi, câu chuyện sinh viên tốt nghiệp và thất nghiệp lên đến con số khá lớn cũng phản ảnh được phần nào khía cạnh đó. Nhưng chưa vội đỗ lỗi cho nhà giáo dục, trường học. Hãy tự hỏi vì sao mình thất nghiệp đã nhé!!!
1. Ảo tưởng sức mạnh
Chẳng có mấy kinh nghiệm, chẳng biết làm việc gì, nhưng luôn có một niềm tin mãnh liệt rằng “lương dưới 10tr em không làm”.
Dù có thủ khoa Ngoại Thương hay từ Anh, Mỹ trở về thì kiểu này cũng chẳng bao giờ qua được vòng phỏng vấn. Doanh nghiệp không trả tiền cho bằng cấp hay kiến thức của bạn, mà trả tiền cho những gì bạn có thể đóng góp được.
2. Chảnh chọe, ngạo mạn
Thích tự đề ra cho mình những công việc xứng tầm, coi thường những công việc nhỏ. Đa số nghĩ rằng 4- 5 năm học đại học như một cái gì đó cao siêu lắm nên tính tham vọng rất cao.
Họ quên mất một điều rằng thành công là bước đi từ những bước nhỏ nhất, đơn giản nhất đến từng bước phức tạp nhất.
3. Lười biếng
Tuổi đời thì trẻ, kinh nghiệm thì không có, nhưng luôn muốn tìm những công việc nhẹ nhàng ổn định. Phải ở lại làm thêm hoặc cuối tuần phải đi làm là tỏ ra khó chịu và cho rằng “bị bóc lột”.
Thông minh tài năng mà lười thì đã đành, gần đây rất nhiều các ứng viên vừa không có gì xuất sắc vừa chẳng chăm chỉ. Làm việc được 1-2 hôm đã kêu và sau đó các bạn được cho nghỉ luôn.
4. Thiếu thực tế
Nhóm này luôn có một niềm tin mãnh liệt về 1 thứ gọi là “công việc ổn định”, đáng tiếc là trong thời đại mọi thứ thay đổi chóng mặt thế này thì chẳng còn có công việc nào gọi là “ổn định” hết, ngay cả vào nhà nước bây giờ cũng không ổn định.
Và cùng với niềm tin đấy, nhiều bạn đã tốt nghiệp 3-4 năm rồi mà vẫn ở nhà ăn bám bố mẹ và ngày ngày đi tìm kiếm những “cơ hội tốt”.
5. Chém gió
Biết nhiều, am hiểu đa dạng, lập luận phân tích nghe rất “sướng tai” nhưng khi bắt đầu thử việc hay bắt tay vào việc lại không có kỹ năng, thiếu kiến thức chuyên sâu.
Vậy nên hãy tập trung váo một thế mạnh của mình và rèn kỹ năng ngay đi, đừng chém gió nữa!!!
6. Đứng núi này trông núi nọKiểu này rất tham vọng, cứ nhằm đến nơi nào lương cao, điều kiện đãi ngộ tốt, thưởng nhiều mà quên rằng mình đang làm việc ở một chỗ khác và năng lực của mình trong giai đoạn mới ra trường còn rất kém.
Những người này thường không có tâm huyết, lý tưởng và sự tận tình cho nơi tuyên dụng nên rất khó thành công.
7. Bảo thủ
Gặp kiểu này thì nhân viên tuyển dụng chẳng bao giờ thèm tranh luận vì biết là có nói thế nào nó cũng vẫn nghĩ rằng nó là đúng. Cứ gật đầu cho nó nói thoải mái để kết thúc cuộc nói chuyện, phỏng vấn cho sớm rồi đi làm việc khác, đỡ mất thời gian.
8. Thụ động
Cứ phải cầm tay chỉ việc, từ cái việc bé li ti như con kiến, giao việc xong còn phải thúc vào mông thì mới chịu làm, không ai nói gì thì ngồi facebook cả ngày. Sức ì lớn như xe lu, khen chê thưởng phạt các kiểu cũng không suy xuyển
9. Không có chí tiến thủ
Không ham học hỏi, ngại tiếp xúc với cái mới, luôn sợ bị người khác chê cười, lòng tự trọng to như con voi mà tinh thần cố gắng to như con kiến. Dễ chấp nhận, nhanh thoả mãn. Không thích bị người khác nhắc nhở nhưng lại chẳng chịu học hỏi vươn lên. Sách mua về để tủ cả đống nhưng mốc meo cả năm đọc chẳng nổi 1 quyển
10. Thích bao biện
Luôn có lý do, luôn đỗ lỗi cho các yếu tố khác xung quanh mà chẳng chịu bao giờ nhìn thẳng vô sự việc, thừa nhận cái sai của mình. Vậy nên chẳng bao giờ tiến bộ được.
11. Con cưng
Được bao bọc bởi gia đình từ nhỏ, không có chính kiến quan điểm riêng trong nghề nghiệp của mình. Người kiểu này thường rất dễ vỡ trước cuộc đời, thiếu lửa, đam mê và nhiệt huyết cho ngành học và công việc mình lựa chọn.
12. Mong manh dễ vỡ
Các bạn sinh viên kiểu này thường có tâm hồn vô cùng nhạy cảm chắc do xem phim tình cảm quá nhiều. Các bạn rất dễ dàng mít ướt và dễ cảm xúc trong công việc. Công ty không phải là nơi Anh Bồ Câu hoạt động vì vậy các bạn cần cứng rắn và kiểm soát cảm xúc bản thân của mình
13. Con thuyền không bến
Sao cũng được, tới đâu hay tới đó, từ rồi tính , là những suy nghĩ của kiểu sinh viên này. Nhớ là nhà tuyển dụng chỉ tuyển người có hoạch định, định hướng rõ ràng và cầu tiến phát triển bản thân.
14. Khôn lỏi
Luôn luôn tìm cách lợi mình hại công ty thiệt cho bạn bè đồng nghiệp. Nhân viên dạng này thường tốt trong ngắn hạn nhưng cực kỳ nguy hiểm trong tương lai dài. Nếu như các bạn thuộc dạng này cần mong chóng sửa đổi
Nếu bạn là sinh viên hãy cho tôi biết ý kiến của bạn nhé và chúc bạn tìm được công việc phù hợp
Nguồn: